Bạn biết gì về GẠO LỨC?
Trong tình hình thực phẩm, kể cả gạo, có nhiều nguy cơ phức tạp về nhiễm độc hóa chất, có lời khuyên nên ăn cơm gạo lức để phần nào an toàn, lại thêm phần bổ dưỡng hơn các loại gạo đã xay xát kỹ.
Trên thực tế, phương pháp thực dưỡng của giáo sư, nhà dưỡng sinh Nhật Bản là Osawa đã sử dụng gạo lức từ nhiều năm qua. Tuy nhiên, ăn thì ăn nhưmg có rất ít người hiểu cận kẽ về gạo lức và công dụng thực sự của nó.
Vậy thì thực sự gạo lức có tốt hơn gạo trắng?
Gạo lức là loại gạo lấy từ hạt lúa chỉ xay bỏ vỏ trấu bên ngoài vẫn còn lớp cám bao chung quanh, mầm ở đầu hạt. Bên trong là tinh bột gạo. Nguời ta gọi gạo tẻ là ngạnh mễ, gạo nếp gọi là chu mễ. Gạo lức vì còn nguyên cám nên gọi là huyền mễ.
Theo Đông y, gạo lức có khí ôn, vị ngọt, tác dụng điều hòa ngũ tạng, bổ tỳ vị, bổ phế khí, mạnh tâm trí, làm cứng gân xương giúp cơ thể cường tráng. Mầm của lúa có khí ôn, vị ngọt, tác dụng kiện tỳ, tiêu thực, tiêu các thức ăn tích trệ, hạ khí, tăng cuờng chức năng hoạt động của tụy, giúp ăn uống ngon miệng tăng cường khí lực.
Gạo lức có giá trị dinh dưỡng ưu việt hơn gạo trắng
Gạo trắng đã xác bỏ mất cám và mầm lúa. Theo các nhà dinh duỡng học, khi đem lúa đi xay rồi chà xát thật trắng thì gạo chỉ còn lại chất bột, mất đi 1/3 thậm chí mất hết các chất dinh duỡng tự nhiên.
Chỉ trong riêng lớp cám đã chia nhiều chất dinh dưỡng có ích.
Trong 100gr cám có chứa: 4gr protein, 18gr lipid, 24gr chất xơ, 7,5gr magie, 2mg sắt. Lớp cám giữ 86% niacin, 43% riboflavin, 66% chất khoáng của toàn hạt gạo.
Trong 100gr bột mầm gạo lúc có chứa: Vitamine B1(283 mg%), vitamine B2 (0,56 mg), vitamine B6 (5,30mg%), vitamine E (17,6 mg%), acid pantotenic (0,82 mg%), acid nicotinic (24,60 mg), mangan (39mg%). Ngoài ra còn có vitamine B12. glutation, acid glutamic, calcium.
Các chất dinh dưỡng của gạo lứt so với gạo trắng
So với gạo trắng thì chất đạm của gạo lức nhiều hơn 30%, itamine, B1 gấp 4 lần, chất dầu béo gấp 3-5 lần, vitamine B5 gấp 4 lần. Đặc biệt, trong chất dầu của cám gạo lức có chứa acid linoleic chiếm 30% Chất này chỉ có trong sữa mę mà không có trong sữa hộp. Ngoài ra, gạo lức còn một số chất có giá trị như selenium (tác dụng ngăn không cho các khối u phát triển), vitamine E, glutation.
Ngoài việc nấu thành cơm, gạo lúc còn được chế biển thành bột dinh dưỡng, bánh, phở, hủ tiếu, nấu cháo, làm trà gạo lức rang…
Thực phẩm dùng chung với gạo lức thường là các loại dầu hạt( đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, đậu phộng..), đậu hũ, mè, các loại rau củ, rong biển….
Bạn có thể chế biến các món ăn tùy thích. Nấu món chay hoặc món mặn đều được. Chế biến bằng cách luộc, hấp, chiên, kho, nấu, canh, nấu lẩu. Điều quan trọng là thực phẩm phải phù hợp với tình trạng sức khoẻ của bạn, bảo đảm đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng, món ăn đẹp mắt, ngon miệng.
Đến đây thì xin được khẳng định về mặt dinh dưỡng gạo lứt có giá trị cao hơn so với gạo trắng!
Và thêm một điểm cần lưu ý để đảm bảo dinh dưỡng hấp thu khi ăn cơm gạo lức đó là phải nhai thật lâu, thật kỹ. Các enzym trong nước bọt sẽ giúp tiêu hóa một phần thức ăn và làm tăng mức độ hấp thụ đến 25%. Nhai kỹ thức ăn nói chung và gạo lức nói riêng còn giúp kích thích tiết dịch vị, điều hoà nhu động của dạ dày và ruột. Cơ thể của bạn sẽ được bổ sung một lượng nước bọt(ngọc dịch) giúp tinh thần được thư thái hơn.
VÀI ĐIỀU THÚ VỊ VỀ GẠO LỨC
• Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) thường nhấn mạnh đến nhóm hạt nguyên chất (whola grains) như thành phần chủ yếu trong chế độ dinh dưỡng. Ngoài chất xơ (fiber), chất dầu , vitamins, chất khoảng… các nhà khoa học Nhật Bản còn tìm thấy rất nhiều chất bỗ dưỡng khác nếu ngâm gạo lức trong nước khoảng 22 giờ đồng hồ.
Khi ở trạng thái nấy mầm, các enzyme ngủ trong hạt gạo được kích thích hoạt động và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất hơn.
Ngoài ra, so với gạo lức thông thuờng, gạo lức đã ngâm nước chứa gấp ba lần chất lysine, một lọai amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo trì các mô tế bào cơ thể con người, chứa gấp mười lần chất gamma aminobutyric acid, bảo vệ thận.
Trong mầm gạo lức có chứa một loại enzyme, có tác dụng ngăn chặn prolylendopeptidase và điều hòa các hoạt động trung ương bộ não.
(Bài viết chia sẻ từ Lương y Đinh Công Bảy “Tạp Chí Món Ngon Việt Nam”)