Gần đến ngày cúng ông Táo, người người nhà nhà đều chuẩn bị mua sắm đồ cúng. Với những gia đình theo Phật giáo, điều họ băn khoăn là ngày đó mình sẽ cúng những món gì? Và bài viết này, The Rice sẽ gợi ý cho các bạn những mâm cúng ông Táo chay thật là thịnh soạn để cầu khấn cho một năm bình yên, hạnh phúc.
Bạn cũng có thể liên hệ với The Rice qua số điện thoại: 091 412 78 12 để được tư vấn và đặt cho gia đình mình những mâm cỗ chay cúng thơm ngon nhé !
Gợi ý 6 mâm cỗ chay cúng đầy đủ món
Mâm cỗ chay 1
- Cơm trắng
- Rau củ kho thập cẩm
- Canh nấm
- Đậu que xào nấm
- Bún gạo xào Sing
- Chả giò trái cây
Mâm cỗ chay 2
-
Cơm trắng
-
Đậu hủ kho tiêu
-
Canh rong biển
-
Rau xào thập cẩm
-
Gỏi đu đủ
-
Chả giò khoai môn
Mâm cỗ chay 3
-
Cơm trắng
-
Nấm kho tiêu
-
Canh bí đỏ
-
Cải thìa sốt đông cô
-
Miến xào nấm
-
Gỏi thập cẩm
Mâm cỗ chay 4
-
Cơm chiên nấm
-
Nấm kho chả lụa
-
Nấm nướng lá lốt
-
Canh bắp bông cải
-
Bông cải sốt dầu hào
-
Mì quảng trộn
-
Trái cây
Mâm cỗ chay 5
-
Đậu hủ non chiên giòn
-
Gỏi ngó sen
-
Bó xôi xào tỏi
-
Cơm chiên hạt sen
-
Chân nấm tiêu xanh
-
Canh chua chay
-
Trái cây
Mâm cỗ chay 6
-
Súp nấm tuyết
-
Cơm chiên thơm
-
Nấm đùi gà chiên xù
-
Gỏi củ hủ dừa
-
Hủ tiếu áp chảo
-
Bò lát chay nấu đậu
-
Trái cây
Ở trên là gợi ý các món chay để cúng ông Táo. Nếu các bạn không có thời gian để nấu thì có thể đặt mâm cỗ chay cúng ông táo tại Quán chay The Rice:
- Địa chỉ: 76 Tân Thới Nhất 21, Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: 091 412 78 12
- Fanpage: Đặt Tiệc Chay Tphcm
Giá các tiệc chay tại The Rice chỉ từ 380k giao hàng tận nơi. Với mức giá này, bạn đã có được một mâm chay với đầy đủ các món được bày trí vô cùng đẹp mắt.
Hãy liên hệ ngay với The Rice để được tư vấn thêm cho mâm chay cúng ông táo của bạn nhé !
Cúng ông táo vào ngày nào
Cúng ông táo sẽ rơi vào ngày 23 tháng chạp âm lịch nhằm. Với dương lịch năm 203 thì rơi vào thứ 7 ngày 14 tháng 01.
Vào ngày này, chúng ta thường rất bận rộn, đặc biệt với những người đi làm. Khi cuối năm có cả trăm công ngàn việc, và thật may là chúng ta cũng không nhất thiết phải cúng đúng ngày.
Chúng ta hoàn toàn có thể sắp xếp công việc và thời gian của mình đến cúng trong khoảng ngày 21 đến 23. Chỉ cần cúng trước giờ ngọ (tức là từ 11 giờ đến 13 giờ trưa) của ngày 23.
Cần chuẩn bị lễ vật gì để cúng ông Táo
Khi chuẩn bị cúng ông táo, ngoài một mâm đồ chay cúng ra thì bạn còn cần những món đồ sau:
- Cá chép: là phương tiện để ông Công ông Táo trở về thiên đình theo quan niệm của người xưa. Bạn có thể dâng lên cá chép giấy hay cá chép sống đều được. Theo người Bắc, họ sẽ cúng một con cá chép sống, thả vào chậu nước. Nó mang ngụ ý “cá chép hóa rồng”. Còn miền Nam, họ thường cúng cá chép giấy nhiều hơn.
- Mũ ông Công ba chiếc hay ba cổ: 2 mũ dành cho đàn ông, 1 mũ dành cho đàn bàn. Mũ cho Táo ông sẽ có cánh chuồn. Còn mũ cho Táo bà sẽ không có cánh chuồn. Hoặc bạn chỉ cần chuẩn bị 1 cỗ mũ ông Công để tượng trưng.
- Ngoài ra, còn có các món lễ vật quan trọng khác như giấy tiền vàng đủ loại, 1 chiếc áo, 1 đôi hia bằng giấy.
Giờ đẹp cúng ông Táo
Dưới đây là những ngày đẹp để cúng ông Công ông Táo năm 2023
– Ngày 17 tháng Chạp (8/1/2023 dương lịch): Tức Chủ nhật, ngày Bính Dần, là ngày Hoàng đạo Kim Quỹ.
– Ngày 18 tháng Chạp (9/1/2023 dương lịch): Tức thứ Hai, ngày Đinh Mão, là ngày Hoàng Đạo.
– Ngày 20 tháng Chạp (11/1/2023 dương lịch): Tức thứ Tư, ngày Kỷ Tỵ, là ngày Hoàng đạo Ngọc Đường.
– Ngày 23 tháng Chạp (14/1/2023 dương lịch): Tức thứ Bảy, ngày Nhâm Thân, Hoàng Đạo Tư Mệnh.
Giờ đẹp cúng ông Công ông Táo năm 2023
– Ngày 17 tháng Chạp:
Các khung giờ đẹp gồm: Tí (23h-1h); Sửu (1h-3h); Thìn (7h-9h); Tỵ (9h-11h); Mùi (13h-15h); Tuất (19h-21h).
– Ngày 18 tháng Chạp:
Các khung giờ đẹp gồm: Tí (23h-1h); Dần (3h-5h); Mão (5h-7h); Ngọ (11h-13h); Mùi (13h-15h); Dậu (17h-19h).
– Ngày 20 tháng Chạp:
Các khung giờ đẹp gồm: Sửu (1h-3h); Thìn (7h-9h); Ngọ (11h-13h); Mùi (13h-15h); Tuất (19h-21h); Hợi (21h-23h).
Trong đó, giờ Ngọ ngày 20 tháng Chạp là giờ Tốc hỷ, khung giờ đẹp nhất để cúng Táo quân, hứa hẹn cả năm mới gặp nhiều may mắn, dữ hóa lành.
– Ngày 23 tháng Chạp:
Các khung giờ tốt gồm: Thìn (7h-9h), Tị (9h-11h), tốt nhất là trước 12 giờ trưa
Đặc biệt, trong ngày 23 tháng Chạp năm Nhâm Dần, giờ Thìn là giờ Tốc hỷ, rất thích hợp để tiến hành nghi lễ cúng tiễn ông Táo về trời.
Trích: https://tienphong.vn/nam-2023-cung-ong-cong-ong-tao-ngay-nao-gio-nao-dep-post1500527.tpo
Văn khấn ông Công ông Táo
Sau khi chúng ta đã chuẩn bị xong mâm cổ chay cúng ông táo cùng với các lễ vật. Khi bắt đầu hành lễ, đây là khi gia chủ sẽ đọc văn khấn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đọc văn khấn chính xác.
Dưới đây, The Rice sẽ gợi ý đến các bạn 2 bài văn khấn được trích trong Sách Văn Khấn cổ truyền Việt Nam của tác giả Nguyễn Bích Hằng (NXB Văn hóa Thông tin)
Văn khấn ông Táo cổ truyền Việt Nam
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại: …………Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Văn khấn Nôm ông Táo truyền thống
Hôm nay là ngày… tháng… năm.
Tên tôi (hoặc con là)…, cùng toàn gia ở…
Kính lạy đức Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân:
(Có thể khấn thêm: Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần)
Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho:
Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà.
Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.
Cẩn cáo (vái 4 vái)
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Ý nghĩa của lễ cúng ông Táo
Cúng ông Táo là phong tục lâu đời của người Việt Nam. Theo sách “Phong tục thờ cúng Việt Nam”. Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Tử của Đạo giáo Trung Hoa, nhưng được người Việt biến tấu thành truyền thuyết “Hai ông một bà” là các vị Thần (Thổ Địa, Thần Nhà, Thần Bếp).
Cúng ông Công ông Táo đã trở thành một phong tục của người Việt Nam. Đây cũng là dịp để gia đình đoàn tụ, quây quần sau một năm làm việc vất vả.
Người ta tin rằng một năm bắt đầu từ Tết Nguyên đán và kết thúc với Tết ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Vì vậy, để được Táo Quân phù hộ. Vào ngày này, người dân thường tổ chức lễ tiễn Táo Quân về trời rất long trọng.
Cúng ông Táo vào ngày nào?
Theo phong tục tạp quán của người Việt Nam, Cúng ông Công ông Táo sẽ rơi vào ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, bạn cũng có thể cúng ông táo từ ngày 21.
Cúng ông Công ông Táo bao gồm những gì?
Để cúng ông Công ông Táo, bạn cần phải chuẩn bị một mâm cổ chay cúng ông táo và các lễ vật cần thiết theo phong tục, tạp quán của người Việt (sẽ được đề cập chi tiết trong bài viết).