Mè đen không chỉ là một loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, mà còn có nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, khi sử dụng mè đen, bạn cần đảm bảo liều lượng. Cũng như kết hợp với các nguyên liệu phù hợp để không gây hại cho sức khỏe.
Vậy mè đen kị với gì? Sử dụng mè đen như thế nào cho tốt? Hãy cùng The Rice theo dõi câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Giá trị dinh dưỡng của mè đen
Mè đen có tác dụng giảm cholesterol, chống oxy hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh tiểu đường, ung thư.
Thành phần dinh dưỡng của mè đen bao gồm:
- 15% chất béo bão hòa
- 41% chất béo không bão hòa
- 39% chất béo không bão hòa đơn
- 100 kcal calo, 3 gram chất đạm
- 9 gram chất béo
- 4 gram carb
- 2 gram chất xơ
- 18% canxi
- 16% magie
- 11% phốt pho
- 83% đồng
- 22% mangan
- 15% sắt
- 9% kẽm
Những lợi ích tuyệt vời của mè đen đối với sức khỏe
Theo y học cổ truyền, hạt mè đen có là hắc chi ma. Loại hạt này có vị ngọt nhạt, tính bình, dưỡng huyết, sinh tân. Đồng thời còn giúp bền gân cốt, sáng mắt, thêm thông minh.
Mè đen giữ cho da đẹp, điều trị tóc bạc sớm, dễ rụng
Mè đen chứa kẽm, hỗ trợ đắc lực cho quá trình hình thành collagen. Đây là yếu tố tăng cường sức khỏe cơ bắp, tóc và da. Đặc biệt, dầu mè còn giúp chống lại quá trình lão hóa ở da để da luôn trẻ đẹp.
Chữa chướng bụng đầy hơi
Nếu bạn bị đầy bụng, có thể dùng ngay món cháo mè đen cùng vỏ quýt khô. Cách kết hợp giảm triệu chứng và cảm thấy thoải mái hơn.
Hỗ trợ điều trị tim mạch và cao huyết áp
Một số nghiên cứu đã chứng minh, mè đen có chứa magie. Đây là thần dược giúp giãn mạch máu, có tác dụng giảm huyết áp. Do đó, loại hạt này rất thích hợp cho người bị cao huyết áp. Ngoài ra, nó cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Phòng chống ung thư
Hạt vừng trông nhỏ bé nhưng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao cùng các loại vitamin và khoáng chất. Đặc biệt trong vừng đen có chứa axit phytic là hợp chất chống ung thư. Điển hình như: ung thư bạch cầu, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tuyến tụy… tăng cường miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa.
Hỗ trợ đường tiêu hóa
Trong hạt mè đen có chất xơ giúp cho đường tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng hơn. Nhờ đó giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn. Từ đó ngăn ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Chống viêm nhiễm
Vừng đen có tác dụng hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp. Đồng thời còn giúp chắc khỏe xương khớp.
Kiểm soát bệnh tiểu đường
Magie và các khoáng chất có trong hạt mè đen có tác dụng ngăn chặn và kiểm soát bệnh tiểu đường ở mọi tình trạng khác nhau. Đặc biệt, dầu mè giúp điều chỉnh lượng insulin và glucose trong cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Bảo vệ sức khỏe răng miệng
Hạt vừng đen có thể ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn liên cầu – một trong những nguyên nhân chính gây sâu răng. Bạn có thể chà bột mè đen lên răng sẽ giúp diệt vi khuẩn và làm sạch răng.
Tăng tiết sữa cho sản phụ
Đối với phụ nữ sau sinh nếu tăng cường ăn mè đen như dùng sữa mè sẽ giúp tiết nhiều sữa và nâng cao chất lượng sữa.
Hỗ trợ giảm cân
Các chất có trong vừng đen giúp hỗ trợ quá trình đốt cháy calo trong cơ thể. Từ đó giúp giảm cân hiệu quả. Điều này được rất nhiều chị em yêu thích và sử dụng.
Mè đen kỵ với gì? Tác hại khi dùng mè đen sai cách
Ngoài những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, vẫn còn những nỗi lo về dị ứng mè. Do đó mọi người thường hỏi mè đen kỵ với gì để tránh.
Câu trả lời cho câu hỏi “Mè đen kỵ với gì” là mè đen có thể kết hợp với mọi loại thực phẩm. Tuy nhiên, nếu lạm dụng mè đen quá nhiều sẽ gây ra các triệu chứng như viêm mũi, tiêu chảy (ở những người bụng yếu, tiêu hóa kém). Thậm chí là hen suyễn và thay đổi trọng lượng cơ thể.
Dù bạn nhai kỹ mè đến đâu thì số lượng mè bị vỡ cũng không thay đổi. Vì thế, bạn không thể hấp thu được các chất dinh dưỡng trong mè.
Vậy nên, hãy kết hợp mè đen với nhiều nhóm thực phẩm khác nhau để đảm bảo an toàn và tốt cho sức khỏe.
Tác hại khi sử dụng mè đen sai cách
Giảm hấp thu chất dinh dưỡng
Mè đen không phải là nguyên liệu chính trong chế biến ẩm thực. Nhưng chất này lại ngăn cản Fe, Zn, Mg…hấp thụ vào cơ thể.
Gây kích ứng, dị ứng
Nếu bạn là người dị ứng với hạt mè, các triệu chứng như viêm mũi, chảy nước mũi, hen suyễn, phát ban trên da, nổi mẩn đỏ, gây ngứa sẽ xuất hiện. Những người bị bệnh sỏi thận, huyết khối, viêm tắc tĩnh mạch, mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, người trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc đang điều trị với glycosid tim cũng không nên sử dụng mè đen.
Cân nặng mất kiểm soát
Hạt mè đen tuy trọng lượng nhẹ nhưng lượng calorie và chất béo lại cao vượt ngưỡng. Chỉ trong 14 gram hạt mè đen đã có đến 100 calorie và 9 gram chất béo. Do đó, nếu bạn lạm dụng hạt mè trong khẩu phần ăn, cơ thể bạn sẽ tăng cân đột ngột và khó kiểm soát.
Cách sử dụng mè đen tốt nhất cho bạn và gia đình
Mè đen không phải là nguyên liệu chính trong chế biến ẩm thực. Nó chỉ được coi là một loại gia vị hỗ trợ giúp món ăn thêm ngon, hấp dẫn và cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn cho bữa ăn.
Vì vậy, chỉ cần bạn không sử dụng quá nhiều, bạn sẽ không gặp phải những tác hại của mè đen.
Dưới đây là một số lưu ý cần nhớ để có thể sử dụng mè đen đúng cách:
- Mỗi ngày chỉ nên ăn 15-20g mè đen là đủ.
- Nên rang mè đen để có mùi thơm ngon, dễ tiêu hóa và đảm bảo vệ sinh.
- Nên ăn mè đen kết hợp với cơm hoặc những thực phẩm khác thay vì chỉ dùng mỗi mè đen.
Xem thêm bài viết:
Kết luận
Tóm lại, mè đen rất tốt cho sức khỏe và có thể mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, để tận dụng được lợi ích của mè đen, bạn cần sử dụng chúng trong giới hạn cho phép.